Mưng mủ ở kẽ móng tay là bệnh gì, làm sao để điều trị?

Mưng mủ ở kẽ móng tay, chân hay còn gọi là chín mé (sau đây xin gọi là chín mé) là bệnh ngoài da thường gặp ở phụ nữ có thai và mới sinh.  Tưởng đơn giản nhưng nếu không được giữ vệ sinh và xử lí kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Vì sao bạn bị chín mé?

Chín mé là tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng ở các đầu ngón tay,ngón

chân. Ban đầu, nó chỉ là các vết rách nhỏ ở da, sau đó vết thương này dễ bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn xâm nhập,thường gặp nhất là ở những người nhiều mồ hôi. 

Ít người chú ý đến những vết rách nhỏ dưới da, vì thế, thường khi vết thương đã nhiễm khuẩn mưng mủ, bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.  Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

            Sau khi chân, tay có vết xước khoảng 1-3 ngày và bị vi khuẩn tấn công, chín mé bắt đầu xuất hiện. Ban đầu, chín mé là những vết sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi cử động ngón tay, ngón chân, thậm chí không thể cử động. Sau 4 – 7 ngày tiếp theo, các vết sưng lan dần quanh đầu ngón tay, ngón chân, gây đau đớn, ngứa ngáy dữ dội. Người bệnh có thể cảm thấy những nhịp giật nhẹ ở vùng da sưng tấy. Bạn cũng có thể bị sốt, đây là triệu chứng của việc bắt đầu bị nhiễm trùng. Lúc này, việc bạn cần làm là đến bác sĩ da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị chín mé


Làm thế nào để biết tôi bị chín mé?

Chín mé thường bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác như tổ đỉa, viêm móng, ung thư hắc tố. Bạn cần phân biệt như sau:

  • Bệnh tổ đỉa: Bệnh nhân thường bị ngứa dữ dội, nổi những nốt màu trắng trong ở kẽ tay chân hoặc gan bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, tổ đỉa thường không gây đau đớn.
  • Viêm móng: Bệnh nhân bị sưng móng, đau nhức và mưng mủ quanh móng
  • Ung thư hắc tố gây chín mé: thường gặp ở ngón cái, vết màu đen gây sưng tấy quanh móng, khiến bệnh nhân bị mất móng tay, móng chân.

Chín mé là bệnh lý gây ra bởi Herpes virus, bệnh thường diễn biến trong 2 ngày đến 20 ngày. Chín mé thường bị nhầm lẫn với tổ đỉa, viêm móng, ung thư hắc tố. Bạn cần nắm rõ các triệu chứng của chín mé để phân biệt với các bệnh lý khác, cụ thể như sau:

  • Đầu ngón tay, ngón chân đau rát, cảm giác châm chích nhẹ.
  • Vết thương sau đó sưng tấy, nổi những mụn nước nhỏ trên vùng da tổn thương, khoảng 7 – 10 ngày.
  • Mụn nước vỡ, có dịch trong hoặc đục, có thể lẫn máu
  • Lúc này, cơ thể bạn đã nhiễm trùng và bị virus Herpes tấn công. Chúng len lỏi và đầu dây thần kinh cảm giác và đi đến hạch thần kinh ngoại vi, các tế bào Schwann, chỉ chờ cơ hội di chuyển ngược ra da và gây bệnh.

Chín mé có thể gây những biến chứng gì?

Sau 7-10 ngày xuất hiện, từ một vết thương nhỏ ban đầu, chín mé bắt đầu sinh mủ quanh móng tay, chân. Cách xử trí thường là rạch vết chín mé để thoát lưu mủ triệt để. Nếu không được rạch thoát lưu hoặc vết rạch quá nông hoặc mủ không được rạch sạch sẽ, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm:

- Viêm xương

- Viêm khớp

- Viêm bao hoạt dịch

- Nhiễm trùng máu

Trong trường hợp gặp các biến chứng nguy hiểm trên, bạn có thể bị viêm xương, sưng, đau đớn, tấy đỏ, khó cử động hoặc không thể cử động, trong xương có những lỗ rò. Lúc này, bác sĩ buộc phải chỉ định chụp X-quang để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể mà bạn đang gặp phải.

Viêm xương có thể gây ra những lỗ rò, làm xương bị vỡ thành những mảnh nhỏ, rơi ra. Bác sĩ phải tiến hành mổ để gắp sạch những mảnh xương vỡ vụn. Đây là một dạng biến chứng hết sức nguy hiểm, bệnh nhân có thể mất hẳn đốt xương ngón tay, ngón chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động và chức năng tổng thể của cơ thể.

Tôi phải làm gì?

Nếu đã lỡ bị chín mé ở tay/chân, bạn cần khoanh vùng nhiễm trùng để tránh nhiễm trùng lây lan bẳng cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc tím pha loãng rồi thấm khô vết thương bằng gạc đã tiệt trùng. Không tùy tiện sử dụng kháng sinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu chín mé đã sinh mủ, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ rạch dẫn lưu vết mủ, làm sạch mủ triệt để kết hợp thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm bệnh chín mé.

            Bạn cần giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, luôn rửa sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi tay chân có vết thương, hãy vệ sinh vết thương cẩn thận để đề phòng vi khuẩn xâm nhập.

 Khi thay đổi cân nặng, bạn rất dễ gặp phải tình trạng móng mọc quặp đâm vào phần thịt đầu ngón tay. Cần cắt móng gọn gàng, dũa tròn các cạnh móng để phòng ngừa các vết thương này.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét