Trẻ sơ sinh: Các bệnh hô hấp phổ biến nhất cần tìm hiểu để kịp chữa trị

Các bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp và có thể rất nguy hiểm. Phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ sơ sinh phát triển bình thường. Tránh những biến chứng lớn gây tử vong hoặc ảnh hưởng về sau.

Phổi là cơ quan cuối cùng phát triển trong bào thai trước khi sinh. Do đó, chúng dễ gặp các vấn đề phức tạp. Nếu trẻ sinh non, phổi của trẻ có thể chưa phát triển đầy đủ và tỷ lệ các bệnh về phổi là khá nhiều.

Yếu tố di truyền cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các yếu tố gây bệnh khác có thể là ca sinh nở phức tạp, đặc trưng bởi tuần hoàn máu của thai nhi giảm, hoặc nhiễm trùng mà em bé mắc phải sau khi sinh.

Trong mọi trường hợp, phát hiện và điều trị kịp thời là điều cực kỳ cần thiết để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Những bệnh về phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.






1. Các triệu chứng của bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?

Các triệu chứng chính mà bác sĩ cần phải xác định ngay sau khi sinh và những ngày sau đó là:

- Không thở

- Hô hấp yếu

- Rối loạn nhịp xoang hô hấp

- Ngáy khi thở

- Chất nhờn dư thừa

- Rút phổi


2. Các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất

Có nhiều dạng bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh khác nhau. Phổ biến nhất là:

2.1. Ngưng thở

Triệu chứng khi em bé ngừng thở trong khoảng 20 giây. Trường hợp này thường do phổi kém phát triển.

Khi ngừng thở, mạch của em bé có thể giảm. Nhịp tim chậm hơn bình thường và da đổi màu xanh được gọi là chứng xanh tím có thể xảy ra.

Thường xảy ra ở trẻ sinh mổ hoặc sinh non. Thật may mắn là biến chứng này thường sẽ biến mất trong vòng 24h khi trẻ được cho thở oxy.

2.2. Viêm phổi

- Khi mới sinh, phổi còn non và có thể chưa phát triển đầy đủ. Khi đó chỉ cần em bé hít phải không khí ô nhiễm là có thể gây viêm phổi.

Phân su cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phổi. Phân su là phân đầu tiên trẻ sơ sinh thải ra ngoài. Đôi khi, em bé có thể hít phải nó trong khi sinh. 

2.3. Hội chứng suy hô hấp (RDS)

- Hội chứng này thường gặp ở trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh từ tuần thứ 36 đến 39 của thai kỳ.

- Ở giai đoạn này, chất bảo vệ trên bề mặt phổi của em bé chưa được sản xuất. Đây là một loại chất lỏng có tác dụng bảo vệ phổi, giúp phổi có thể phồng lên khi hít thở mà không bị đè lên phế nang. 

- Khi thiếu chất này thì khi hít thở, các phế nang của phổi sẽ bị đè bẹp và làm suy hô hấp của trẻ.


2.4. Loạn sản phế quản phổi (BDP)

- Đây là một biến chứng không phải bẩm sinh ở em bé. Một đứa trẻ mắc chứng này do các phương pháp điều trị mà chúng nhận được khi chúng sinh non . 

- Khi trẻ sinh non thường phải cho thở oxy, khi đó phổi của bé sẽ bị tác động ít nhiều và có thể làm hỏng vài chức năng của phổi. Dẫn đến việc trẻ sơ sinh sẽ bị khó thở.


2.5. Tràn khí màng phổi

- Khi mới sinh ra, có một lớp không khí giữa phổi và lồng ngực, gây ra áp lực cho trẻ sơ sinh.

- Khi xuất hiện tình trạng này thì trẻ sẽ có làn da hơi xanh và có các triệu chứng về hô hấp. 

- Các bác sĩ sẽ phải dùng biện pháp đưa ống thông giúp loại bỏ lớp không khí này ra.


2.6. Các bệnh đường hô hấp khác

Có những bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh khác ít phổ biến hơn nhưng không kém phần nghiêm trọng:

- Giãn phế quản bẩm sinh. Viêm đường thở do nhiễm trùng.

- Giảm sản phổi. Một dị tật bẩm sinh khiến phổi phát triển không hoàn chỉnh.

- Viêm phổi bẩm sinh. Tình trạng viêm mô phổi không phải do nhiễm trùng.



3. Các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh có phòng được không?

Các bệnh về đường hô hấp rất khó dự đoán và phòng tránh. Do đó, khi mang thao các bạn nên làm theo lời khuyên của các chuyên gia:

- Khám thai định kỳ và theo chỉ định của bác sĩ.

- Xét nghiệm tất cả những vấn đề cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

- Có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh.

- Tránh uống rượu bia, chất có cồn và không hút thuốc.

- Không sử dụng ma túy.

Đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh giúp ngăn ngừa việc sinh non. Sẽ ngăn ngừa được những nguy cơ về phổi và các loại bệnh khác cho trẻ sơ sinh.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét